Ưu đãi giảm 100% thuế trước bạ
Đăng ký giảm tiền mặt đặc biệt
Điền thông tin để nhận khuyến mãi đến 50tr từ Toyota Mỹ Đình, nhanh chóng và rất hấp dẫn
Mục lục
Hiện nay chưa có bất kỳ số liệu nào chứng minh phụ nữ lái xe kém hơn đàn ông tuy nhiên từ quan sát thực tế ta có thể thấy rằng khi chị em phụ nữ lái xe thường dễ gặp “sự cố” hơn. Lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chủ yếu vì khả năng lái xe bị chi phối khá nhiều bởi yếu tố giới tính. Sau đây là 7 kinh nghiệm từ những chuyên gia của Toyota Sure Mỹ Đình có thể giúp chị em đảm bảo được an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Giày cao gót từ lâu đã trở thành một biểu tượng sắc đẹp của chị em phụ nữ, giúp tôn thêm vóc dáng mang đến sự tự tin và kiêu hãnh. Tuy nhiên, với người lái xe thì nó lại được xem như “khắc tinh”, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự cố, tai nạn. Thậm chí nhiều quốc gia trên thế giới đã có cả luật cấm mang giày cao gót khi lái xe.
Lý do chính cho điều này đó là giày cao gót thường có thiết kế đặc trưng mặt đế nhỏ và hẹp dễ làm trượt khỏi bàn đạp. Mặt khác, đế giày rất nhọn và nặng nên việc điều khiển chân phanh và chân ga sẽ khó khăn hơn. Sử dụng giày cao gót khi lái xe làm giảm độ chính xác và giảm cảm giác về lực khi đạp ga và phanh, giảm khả năng phản ứng trong các tình huống tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với người lái cũng như những người xung quanh. Do đó khi phụ nữ lái xe ô tô nên tránh mang giày cao gót, nếu phải mang giày cao gót thì cách tốt nhất chị em nên chuẩn bị thêm một đôi dép quai ngang hoặc giày thể thao cổ thấp để dành riêng cho lái xe.
Để tránh lỗi đạp nhầm chân ga chị em phụ nữ nên tập thói quen để chân đúng cách khi lái xe. Nếu bạn đang lái một chiếc xe số tự động thì tuyệt đối không dùng chân phải giữ ga, chân trái giữ phanh. Vì khi điều khiển chân phanh bằng chân trái thì lực phanh sẽ không đủ mạnh. Mặt khác trong các tình huống bất ngờ người lái có thể phản xạ đạp chân phải (chân ga) thay vì chân phanh hoặc đạp cả hai chân (chân trái – chân phanh yếu hơn nên không đủ lực phanh xe).
Vì vậy chỉ nên lái xe bằng chân phải, người lái sẽ luôn tuân thủ nguyên tắc “không ga thì phanh”. Khi lái xe gót chân phải nên đặt thẳng hàng với bàn đạp phanh và không rời khỏi sàn và chỉ cần xoay ức bàn chân để điều khiển bàn đạp ga và phanh xe.
Bên cạnh đó nên tập thói quen cứ nhả bàn đạp ga thì ngay lập tức để chân bên phía bàn đạp phanh, nhất là trong lúc tạm dừng xe chờ đèn đỏ hay chờ đợi hành khách lên/xuống xe. Nếu có tình huống bất ngờ thì cũng đạp ngay chân phanh, không sợ đạp nhầm chân ga.
Rất nhiều người lầm tưởng rằng mang giày cao gót lái xe sẽ nguy hiểm thì để chân trần lái xe sẽ an toàn hơn. Nhưng thực tế cho thấy điều này hoàn toàn sai lầm, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng lái xe bằng chân trần thậm chí còn nguy hiểm tương đương với mang giày cao gót.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy hiểm khi lái xe bằng chân trần. Đầu tiên là điều khiển chân ga/phanh bằng chân trần sẽ cần nhiều lực hơn và tốn sức hơn so với khi mang giày. Thứ hai là việc liên tục đạp ga/phanh bằng chân trần dễ gây tổn thương cho da, gây nên trầy xước không đáng có, đặc biệt có thể khiến chân bị chuột rút rất nguy hiểm. Thứ ba, trong trường hợp mà chân bị ra mồ hôi sẽ làm giảm độ ma sát, khiến chân dễ bị trượt khỏi bàn đạp ga/phanh.
Nhiều người cho rằng việc điều khiển bàn đạp ga/phanh bằng chân trần sẽ cho cảm giác tốt hơn thế nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Do đó không nên để chân trần lái xe.
Để hạn chế việc đạp nhầm chân ga khi dừng đỗ xe, điều nên làm nhất nếu dừng đỗ xe lâu đó là nê chuyển về N và kéo phanh tay. Điều này sẽ giúp người điều khiển có thể tranh thủ thư giãn chân. Hiện nay trên nhiều xe ô tô hiện đại đã được trang bị chế độ giữ phanh tự động, nên tận dụng tối đa tính năng này trong các trường hợp cần thiết.
Khi lái xe tốt nhất nên duy trì một tốc độ ổn định, không nên chạy quá nhanh hay quá chậm. Việc duy trì tốc độ ổn định sẽ giúp kiểm soát xe và xử lý các tình huống xảy ra dễ dàng hơn. Nếu thấy đèn đỏ hay chướng ngại vật tự xa nên chủ động giảm tốc độ đi chậm lại và rà phanh, hạn chế phanh gấp.
Khi lái xe, sự tập trung là yếu tố quan trọng hàng đầu. Có tập trung thì người lái mới có thể sớm nhận biết các tình huống và đưa ra cách xử lý chính xác và kịp thời nhất. Thực tế cho thấy rằng rất nhiều vụ tai nạn giao thông bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu tập trung khi lái xe.
Năm rõ và tuân thủ Luật Giao thông là điều vô cùng quan trọng khi lái xe. Đặc biệt, khi lái xe thì không sử dụng điện thoại, nhất là nhắn tin. Và nếu đã sử dụng rượu bia thì tuyệt đối không lái xe.
Bài viết khác
Tin mới nhất
Điền thông tin để nhận khuyến mãi đến 50tr từ Toyota Mỹ Đình, nhanh chóng và rất hấp dẫn